1. Xét nghiệm nước tiểu: có hồng cầu nhiều, có các loại tinh thể muối uric, muối cacbonnat trong nước tiểu. Nếu có kèm thêm nhiễm khuẩn đường niệu có thể trong nước tiểu có tế bào bạch cầu, nước tiểu 24h còn có thể có canxi, phospho, acid uric, acid oxalic, cystine, magie, natri, creatinie.
2. Xquang: Xquang chụp bụng không chuẩn bị: đối với sỏi urat, xanthosis, cystin mật độ tương đối thấp là sỏi không cản quang, sỏi oxalatcanxi, sỏi phosphatcanxi, sỏi phosphatmagie… là những sỏi cản quang có thể xem rõ trên phim chụp ổ bụng không chuẩn bị, có thể xác định rõ ràng được kích thước to, nhỏ, hình thái của sỏi.
3. Chụp UIV: không xem được rõ ràng chính xác vị trí và hình thái của sỏi nhưng đánh giá được chức năng thận.
4. Chụp thận ngược dòng: sử dụng khi các phương pháp trên không xác định rõ được có sỏi, ví dụ Xquang âm tính (-) sỏi, chức năng thận rất kém, hoặc khi sỏi gây tắc đường niệu gây nước bể thận, nhưng bàng quang có biểu hiện tổn thương kích thích, phương pháp này có thể gây nhiễm khuẩn đường niệu ngược dòng, nên đây không phải là một xét nghiệm thường quy.
5. Siêu âm: có thể phát hiện xác định rõ ràng được vị trí, kích thước, hình thái sỏi ở hai thận, niệu quản 2 bên, bàng quang, và tình trạng ứ nước ở thận.
6. CT, MRI: chẩn đoán xác định chính xác với tỷ lệ cao, nhưng đắt, chỉ tiến hành cho những bệnh nhân có điều kiện kinh tế cao.
7. Xét nghiệm sinh hóa máu: bao gồm canxi, phospho, acid uric, albumin, kali, natri, creatinine.
8. Xét nghiệm khác: bao gồm những xét nghiệm về chuyển hóa đặc thù và phân tích thành phần của sỏi.