Bài thuốc hay và đơn giản
  • Thuốc trục thủy

    Thuốc trục thủy có tác dụng điều trị các chứng phù thũng mà có xu thế của bệnh tật nặng nề như cổ trướng, đàm ẩm, kết tụ gây khó thở.

    Giảng viên:  TS. Lê Thị Thanh Nhạn
    Trưởng Khoa Thận – Tiết niệu Bệnh viện Tuệ Tĩnh
    Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam


    1. Đại cương


    Là những thuốc có tác dụng trừ phù thũng, tính năng rất mạnh thông qua hai con đường tiết niệu và tiêu hóa. Vì vậy có sách sắp xếp loại thuốc này là thuốc trừ thấp (lấy việc bài trừ nước ra ngoài làm mục đích).
    Thuốc trục thủy có tác dụng điều trị các chứng phù thũng mà có xu thế của bệnh tật nặng nề như cổ trướng, đàm ẩm, kết tụ gây khó thở.
    Dùng thuốc này thường hay gây đi ỉa nhiều, tác dụng rất mạnh lại có độc tính nên khi dùng phải chú ý đến các vấn đề sau:
    -Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
    -Sự phối ngũ các vị thuốc.
    -Liều lượng.
    -Chỉ định và chống chỉ định.
    -Công tác bào chế.

    2. Các vị thuốc thường dùng có ở trong nước


    2.1. Cây bìm bìm (Khiên ngưu tử)


    -Thuộc họ pherbitis hederacea họ bìm bìm dùng hạt có hắc sửu và bạch sửu, hắc sửu dùng nhiều hơn.
    -Vị đắng, tính lạnh, vào kinh phế, thận, bàng quang.
    -Tác dụng công trục thủy ẩm.
    -Chữa các bệnh phù thận, thận hư nhiễm mỡ, thông đại tiện, hen, giãn phế quản, trừ giun.
    -Liều dùng: Sắc 3-9g, viên hoàn 1.5-3 g /lần.
    -Cấm kỵ: Suy hô hấp, phù do SDD, viêm bàng quang do suy nhược cơ thể gây đái buốt đái dắt.

    2.2. Cam toại


    -Là vị thuốc phải nhập, Việt Nam dùng cây niệt gió thay thế.
    -Tên khoa học eupborbia kansui họ thầu dầu.
    -Vị đắng, tính lạnh, có độc, vào kinh tỳ, phế, thận.
    -Tác dụng trục thủy ẩm, tán kết tiêu thũng.
    -Chữa các bệnh phù thũng do thận hư, phù phổi cấp, tiêu viêm, phá các khối u.
    -Liều dùng: Sắc 2-4g, nếu làm hangg ngày uống 0.4-0.8 g/lần.
    -Bào chế: Ngâm nước vo gạo 3h, vớt cạo sạch vỏ, thái mỏng sao với cám 1/2cam toại, 1/2  cám cho vàng giòn rồi tán bột.
    -Sấy cám ăn bọc cam toại đốt cháy cám là được.
    -Cấm kỵ: Suy nhược cơ thể.
    -Chú thích: Cam toại hành thủy ở sâu, đại kích tả thủy ở tạng phủ, vì vậy trên lâm sàng thường hay phối hợp với nhau.

    2.3. Đình lịch tử

     


    -Dùng quả của cây đình lịch.
    -Vị cay, đắng, tính rất lạnh, vào phế và bàng quang.
    -Tác dụng hen suyễn, TDMP, viêm thận, thận hư nhiễm mỡ.
    -Liều dùng: 4-8 g.
    -Cấm kỵ: Phế hư không khó thở, tỳ hư.
    -Chú thích: Đình lịch, cam toại, đại kích là thuốc trục thủy mạnh nhưng khác với đại kích, cam toại là không gây đi ỉa mạnh.
    -Cam toại, đại kích tác dụng ở tạng phủ
    -Đình lịch thể trục thủy tiêu đàm chủ yếu là ở phế, và bàng quang.

    3. Các vị thuốc phải nhập

    3.1. Đại kích


    -Vị đắng, tính lạnh, có độc vào kinh tỳ, phế, thận.
    -Tác dụng trục thủy giải độc
    -Chữa các bệnh xơ gan cổ trướng, giãn phế quản, chữa mụn nhọt.
    -Liều dùng: 2-4 g làm tễ uống.
    -Cấm kỵ: Giống cam toại.

    3.2. Nguyên hoa

     


    -Tính ôn, độc, vào phế, thận.
    -Tác dụng trục thủy tiêu đàm giải độc.
    -Liều dùng: 2-4g.
    -Cấm kỵ giống cam toại.
    -Chú thích: Nguyên hoa có độc tính mạnh, người ỉa chảy cấm dùng, uống xong nên bồi dưỡng tỳ vị.          
     

TIN TỨC KHÁC - Thuốc lợi thủy thẩm thấp
GIỜ KHÁM BỆNH

Tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật
Sáng: từ 8h đến 11h30
Chiều: từ 1h30 đến 9h tối

HOTLINE: TIẾN SỸ NHẠN: 0913.031.374