Y học cổ truyền
Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh

Sỏi thận là chỉ các loại cặn nằm trong đài bể thận, lâu ngày dẫn đến tắc nghẽn đường niệu, thậm chí sỏi thận là một trong những nguyên nhân gây suy thận. Lâm sàng biểu hiện  đau hông lưng, đau bụng, cơn đau quặn thận kịch phát, cấp tính, đái máu. Sỏi thận là bệnh thường gặp, phát bệnh nhiều. Sỏi thận hay gặp ở nam giới. Có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận, nguy hại cực lớn. Trong những năm gần đây đông tây y kết hợp điều trị  sỏi thận đạt nhiều kết quả trong bài sỏi và tán sỏi.
Sỏi thận  thuộc phạm trù  chứng  “thạch lâm” của Y học cổ truyền.

 



Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh

Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của sỏi thận rất phức tạp, nguyên nhân bao gồm các nhân tố cục bộ (tắc nghẽn cơ học, nhiễm khuẩn, dị vật), rối loạn chuyển hóa (bệnh lý tiểu quản thận, rối loạn chuyển hóa enzym, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa acid uric, và các nhân tố khác). Từ các nguyên nhân trên gây tổn thương cục bộ ở  thận là nhân tố chính hình thành nên sỏi thận, các sản phẩm muối trong nước tiểu cũng là nhân tố chính hình thành nên sỏi thận, từ đó mà tạo nên sỏi thận. YHCT cho rằng nguyên nhân cơ chế gây sỏi thận gồm các phương diện dưới đây.
-Thấp nhiệt uẩn kết
-Khí trệ huyết ứ
-Tỳ thận lưỡng hư
Tóm lại, bệnh  có hư thực rõ ràng, bộ phận bị bệnh ở thận và bàng quang, còn ảnh hưởng đến can tỳ. Giai đoạn đầu phần lớn thuộc thực, bệnh lâu ngày thành hư. Tà thực là thấp nhiệt uẩn kết, khí trệ huyết ứ phần lớn biểu hiện tỳ thận lưỡng hư là chính.
 

GIỜ KHÁM BỆNH

Tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật
Sáng: từ 8h đến 11h30
Chiều: từ 1h30 đến 9h tối

HOTLINE: TIẾN SỸ NHẠN: 0913.031.374