1.Tiêu chuẩn chẩn đoán
1. Tiểu tiện nhiều lần, nhỏ giọt khó đi, đau, bụng dưới khó chịu đau đớn, đó là biểu hiện chủ yếu của các thể lâm chứng, là biểu hiện chủ yếu để chẩn đoán lâm chứng. Nhưng phải dựa vào các biểu hiện lâm sàng đặc thù khác nhau của các thể lâm chứng để chẩn đoán xác định phân loại lâm chứng.
2. Bệnh lâu ngày hoặc tái phát thường kèm sốt nhẹ, đau lưng, bụng dưới đầy chướng, mệt mỏi.
3. Thường gặp ở nữ đã kết hôn, mỗi khi mệt mỏi tình trí thất thường phòng dục không sạch sẽ, đều là nguyên nhân gây bệnh tái phát hoặc nặng lên.
2. Chẩn đoán phân biệt
1. Lâm chứng với long bế
2. Huyết lâm với đái máu
3. Cao lâm với đái đục
4. Sáu thể lâm chứng
3. Cận lâm sàng
Lâm chứng thường kiểm tra nước tiểu đầu tiên, trong nước tiểu có bạch cầu là chính phần lớn nghĩ đến nhiễm khuẩn tiết niệu. Nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn tiết niệu có thể làm xét nghiệm nuôi cấy nước tiểu giữa dòng. Ngoài ra định lượng β2globulin , chụp tĩnh mạch thận ngược dòng, Xq ổ bụng giúp chẩn đoán phân biệt nhiễm khuẩn tiết niệu dưới. Nếu nghi ngờ lao đường tiết niệu cần kiểm tra cặn tế bào niệu tìm vi khuẩn lao, nuôi cấy nước tiểu tìm vi khuẩn lao. Nếu nghi ngờ viêm tuyến tiền liệt có thể thăm khám tiền liệt tuyến và làm xét nghiệm tiền liệt tuyến thường qui. Nếu nghi ngờ không phải nhiễm khuẩn bàng quang có thể kiểm tra nội soi bàng quang. Nếu trong nước tiểu có nhiều tế bào hồng cầu , phần lớn là sỏi tiết niệu, ung thư bàng quang, cần siêu âm hệ tiết niệu, chụp tĩnh mạch thận ngược dòng, chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị, tìm cặn tế bào trong nước tiểu, nội soi bàng quang. Đái đục nghi ngờ đái ra dưỡng chấp, cần kiểm tra dưỡng chấp trong nước tiểu, bắt buộc phải chụp hệ bạch mạch kiểm tra. Tất cả các xét nghiệm kiểm tra không có bất thường phần lớn là hội chứng niệu đạo tổng hợp.