NC và PP điều trị mới
  • Y học cổ truyền nhận thức về loãng xương

    Trong Y học cổ truyền không có bệnh danh loãng xương song, dựa vào các chứng trạng mô tả trong y văn thì loãng xương sớm được mô tả và ghi chép lại qua nhiều thời đại. Trong《Hoàng đế nội kinh》đã ghi lại trong các thiên “Yêu thống”, “Tinh thương ắt cốt đau mỏi yếu”.

    1.2.1. Bệnh danh “Yêu thống”, “Cốt nuy”

    Trong Y học cổ truyền không có bệnh danh loãng xương song, dựa vào các chứng trạng mô tả trong y văn thì loãng xương sớm được mô tả và ghi chép lại qua nhiều thời đại. Trong《Hoàng đế nội kinh》đã ghi lại trong các thiên “Yêu thống”, “Tinh thương ắt cốt đau mỏi yếu”.《Tố vấn • Trường thích tiết luận》đã ghi lại: “… bệnh tại cốt, cốt nặng mất khả năng cử động, cốt tủy đau mỏi, khí trở ngại, tên bệnh là cốt tý”. Trong《Tố vấn • Nuy luận》lại ghi: “thận là tạng thủy, thận bất thắng hỏa, ắt cốt khô tủy hư nên chân không thể nâng đỡ được cơ thể, mà sinh thành chứng nuy.” Vì vậy, hiện nay phần lớn quy bản bệnh thuộc phạm trù các chứng bệnh “Yêu thống”, “Cốt nuy”, tiền hậu tuyệt kinh [48]. YHCT cho rằng, bệnh nguyên của loãng xương có liên quan đến các nhân tố như di truyền, ẩm thực lao quyện, lão suy, lục dâm, tình chí thất điều. Trong những năm gần đây YHCT không ngừng đi sâu vào nghiên cứu cơ chế bệnh biến của loãng xương nguyên phát với 3 phương diện lí luận, thực nghiệm và lâm sàng. Bước đầu có nhiều kết quả.

    1.2.2. Nghiên cứu lí luận Y học cổ truyền về chứng loãng xương

    1.2.2.1. Bệnh cơ tạng phủ

    Thận hư là căn bản phát bệnh. Jinmingting và cs [30] căn cứ vào lí luận cơ bản của YHCT về xương cốt như, thận là gốc của tiên thiên, thận tàng tinh chủ cốt tủy, đã nói lên quan hệ bệnh lí giữa thận, xương cốt, tủy là thận hư thận tinh bất túc, cố tủy thất dưỡng có thể dẫn đến xương cốt ròn yếu vô lực, xuất hiện các biểu hiện điển hình của loãng xương như eo lưng đau mỏi, khớp gối mỏi mền. Jinyong [31] căn cứu vào y văn mô tả trong《Hoàng đế nội kinh》: “Thận khí bình hòa, cân cốt chắc khỏe”, “thận suy, hình thể đều cực”. Nghĩa là《Hoàng đế nội kinh》cho rằng, loãng xương là do thận tinh khuy hư đẫn đến nguồn hóa sinh cốt tủy bất túc, cốt mất nuôi dưỡng, làm cho xương cốt biến đổi trở nên ròn yếu vô lực (mất cơ năng xương), và đau đớn, thậm trí gãy xương. Nghiên cứu đã cho thấy [24],[35],[50] thận hư có thể dẫn đến hệ thống thần kinh thể dịch, đặc biệt là rối loạn chức năng 3 tuyến đích của trục vùng dưới đồi - tuyến yên - tuyến sinh dục (tuyến giáp, tuyến thượng thận), ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và tổng hợp xương, gây nên phát sinh loãng xương. Điều này phù hợp với lý luận y học cổ truyền.

     


    Tỳ vị hư nhược là nhân tố trọng yếu gây phát sinh bệnh. Zhuyunping [60] cho rằng, thận tinh nhờ sự nuôi dưỡng của tỳ mới không ngừng được bổ sung, nếu tỳ mất vận hóa, thận tinh mất nguồn nuôi dưỡng hóa sinh ắt xương cốt ròn yếu mất cơ năng, mà dẫn đến loãng xương. Zhuxiaohua và cs [59] cho rằng, từ các phương diện tỳ vị với thận, khí huyết, cơ nhục xương cốt, tiêu hóa hấp thụ, đã luận thuật tổng hợp tỳ vị với loãng xương ở người cao tuổi có liên quan với nhau mật thiết, và đã chỉ ra phép kiện tỳ ích vị là một phương pháp trọng yếu trong điều trị loãng xương ở người có tuổi.
    Tỳ vị hư nhược là nhân tố trọng yếu gây phát sinh bệnh. Trong《Chư bệnh nguyên hậu luận • Quyển 3 • Hư lao bệnh chư hậu》viết: “can chủ cân tàng huyết, thận chủ cốt sinh tủy. Hư lao tổn huyết hao tủy, nên thương cân cốt.” Tubin và cs [21] cho rằng, chức năng sơ tiết của can bình thường, khí huyết tân dịch được phân bố đều khắp cơ thể, tỳ mới vận hóa được bình thường, ngược lại, can mất sơ tiết nên ảnh hưởng đến sự sinh hóa và vận hành của khí huyết tân dịch, từ đó ảnh hưởng đến dinh dưỡng cân cốt.

    1.2.2.2. Bệnh cơ ứ huyết đàm trọc

    《Tố vấn • Điều kinh luận》viết: “… huyết hòa ắt kinh mạch lưu thông, dinh sung túc âm dương, cân cốt chắc chắn, xương khớp thanh lợi.” Dongyan [20] cho rằng, thận hư tinh khuy, đàm ứ trở lại là bệnh cơ chủ yếu của loãng xương ở người cao tuổi. Loãng xương khởi bệnh tuổi trung niên, lõa niên thành tật bệnh, chính là do “thận khí hư”, “thiên quý kiệt”. Người có tuổi hoạt động giảm thiểu, lại thêm hoạt động công năng của tạng phủ suy giảm, khí huyết vận hành bất thông lợi, đình trệ mà thành ứ. Thận hư tinh khuy lâu ngày, ắt thương tỳ thổ, tỳ hư ắt đàm trọc nội sinh, đàm vô hình lưu trú kinh lạc xương khớp, ảnh hưởng đến vận hành khí huyết, huyết ứ đàm trọc tương hỗ giao kết, mà đàm ứ hỗ kết lại có thể làm cho thận hư tiến triển thêm một bước nặng hơn, ảnh hưởng đến dinh dưỡng cân cốt, dẫn đến phát sinh loãng xương.

    1.2.2.3. Ngoại tà xâm phạm

    《Chư bệnh nguyên hậu luận • Hư lao hậu》đã viết: “Thận ở hạ tiêu, chủ eo lưng, đùi, khí của nó vinh nhuận cốt tủy, thận hư thụ phải phong hàn, nên gối lạnh. Bệnh lâu ngày, ắt đùi mỏi đau yếu.” Người cao tuổi cơ thể suy lão, tạng phủ khuy hư, khí huyết bất túc, dễ thụ phải ngoại tà, ảnh hưởng đến khí huyết tân dịch của cơ thể, hao thương tinh khí thận khí của cơ thể, mà hình thành nên loãng xương [54].

    1.2.3. Nghiên cứu thực nghiệm

    Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành về phương diện bệnh cơ loãng xương của YHCT. Tangyanfeng [43] nghiên cứu đã phát hiện phép bổ thận kiện tỳ của YHCT có thể làm giảm rõ rệt hoạt động của tế bào hủy xương, có hiệu quả ngăn chặn quá trình loãng xương xảy ra trên chuột thiến bị loãng xương. Zoubengui [67] đã phát hiện phương thuốc kiện tỳ có khả năng làm gia tăng đáng kể tạo cốt bào (osteoblast) và giảm chỉ số tế bào hủy xương, có hiệu quả ngăn chặn sự phát triển loãng xương ở chuột cống. Nghiên cứu thực nghiệm của Yuanjing và cs [56] trên chuột ovariectomized bị loãng xương sau khi bị cắt bỏ buồng trứng cũng cho thấy, phương “dưỡng huyết điều can thang” có khả năng làm gia tăng đáng kể mật độ khoáng xương và hàm lượng khoáng chất xương, có tác dụng làm tăng hàm lượng osteocalcin, ALP huyết thanh hoặc làm giảm thấp hàm lượng axit tartrate chống phosphatase, có tác dụng làm chậm lại sự tiến trển của loãng xương ở chuột ovariectomized bị loãng xương sau khi bị cắt bỏ buồng trứng. Zhangronghua và cs [57] nghiên cứu thực nhiệm cho thấy, phương thuốc hoạt huyết hóa ứ không chỉ có khả năng cải thiện vi tuần hoàn và lưu lợi huyết dịch, mà còn có tác dụng giống như hormone giới tính có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa loãng xương.

    1.2.4. Nghiên cứu lâm sàng

    1.2.4.1. Nghiên cứu dịch tễ học

    Các nghiên cứu dịch tễ học đã vận dụng phương pháp điều tra dịch tễ học lâm sàng, bước đầu xác định nhân tố chứng hậu của loãng xương nguyên phát trên lâm sàng là âm hư, dương hư, khí hư, khí trệ, thấp trọc và huyết ứ, 7 chứng hậu thường gặp là chứng thận dương hư, chứng thận tinh bất túc, chứng thận khí hư, chứng thận âm dương lưỡng hư, chứng tỳ thận dương hư, chứng thận âm hư, và chứng can thận âm hư [52]. Fangzhaohui và cs [22], chọn 1000 bệnh nhân loãng xương nguyên phát ở người cao tuổi, dựa vào lý luận của YHCT chia thành 4 thể, tiến hành phân tích quy nạp, kết quả cho thấy 4 chứng hậu phát sinh có tỷ lệ là ứ huyết trở lạc chiếm tỷ lệ 40,8%, chứng tỳ thận dương hư chiếm 38,5%, chứng tỳ thận khí hư chiếm 35,3%, chứng can thận âm hư chiếm 23,1%. Trên cơ sở đó các tác giả đã đưa ra kết luận, hư và ứ là bệnh nguyên bệnh cơ chủ yếu trong phát sinh bệnh. Khí hư, huyết ứ, âm hư có ý nghĩa quan trong trong phát sinh bệnh loãng xương nguyên phát ở người cao tuổi.

    1.2.4.2. Nghiên cứu biện chứng học

    Nghiên cứu biện chứng loãng xương tầm vĩ mô: Hiện nay, các học giả chủ yếu dựa trên kinh nghiệm lâm sàng cá nhân đối với hội chứng loãng xương, tiến hành biện chứng phân thể loãng xương. Nên, còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau.

    Wanghequn [44] vận dụng biện chứng YHCT chia loãng xương thành 5 thể bệnh chứng như, thể can thận khuy tổn, thể tỳ thận dương hư, thể tỳ khí hư suy và thể phong hàn thấp thịnh, thể khí trệ huyết ứ. Chenguoquan và cs [18] trên lâm sàng biện chứng phân loại loãng xương thành 4 thể bệnh chứng là thận tinh khuy hư, tỳ vị hư nhược, can thận khuy hư, thận hư ứ trệ. Weizhiyu và cs [47] cũng cho rằng, ngoài sự tăng trưởng và phát triển của xương có liên quan chặt chẽ với tạng thận còn liên quan mật thiết đến 2 tạng là can và tỳ. Các tác giả này đã chia loại loãng xương thành 4 thể bệnh chứng là thể thận hư, thể tỳ hư, thể can uất, và các thể khác. Nhìn chung, quan điểm phân loại loãng xương của các tác giả nói trên chưa hoàn toàn thống nhất, song, đại đa số các tác giả đều cho rằng, biện chứng phân loại thể bệnh loãng xương của YHCT lấy thận hư là chính kiêm thêm tỳ hư, can hư và khí trệ huyết ứ.

     


    Nghiên cứu biện chứng loãng xương tầm vi mô: Cùng với sự phát triển của y học, dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương của YHHĐ, YHCT đã có những hướng nghiên cứu đánh giá biện chứng phân loại thể bệnh loãng xương. Wujianxiong [49] nghiên cứu biện chứng bệnh chứng loãng xương đã biện chứng phân loại thể bệnh loãng xương trên 80 bệnh nhân loãng xương thành 4 thể là thể thận dương hư suy, thể can thận âm hư, thể tỳ thận dương hư, thể khí trệ huyết ứ. Các tác giả nhận thấy, hàm lượng estradiol, Insulin yếu tố tăng trưởng trong huyết thanh ở bệnh nhân loãng xương có sự khác biệt ở thể khí trệ huyết ứ với các thể khác, điều này đã đưa ra đề xuất quan trọng là các chỉ tiêu về hàm lượng estradiol, Insulin, yếu tố tăng trưởng trong huyết thanh ở bệnh nhân loãng xương trở thành 1 trong những tiêu chuẩn chẩn đoán phân biệt tình trạng hư chứng (chứng thận dương hư suy hoặc chứng can thận âm hư) hay thực chứng (chứng khí trệ huyết ứ) của bệnh. Xiaowen và cs [51] biện chứng phân loại bệnh chứng 40 bệnh nhân loãng xương sau mãn kinh thành 4 thể là thận dương hư suy, chứng can thận âm hư, tỳ thận dương hư, khí trệ huyết ứ. Tác giả nhận thấy, hàm lượng Endothelin, estradiol trong huyết thanh bệnh nhân loãng xương có sự khác nhau rõ rệt ở các thể bệnh chứng khí trệ huyết ứ với 3 thể còn lại. Các tác giả nhận thấy hàm lượng Endothelin, estradiol trong huyết thanh bệnh nhân loãng xương trở thành chỉ tiêu khách quan trong chẩn đoán xác định phân biệt thể bệnh loãng xương của YHCT. Gejirong và cs [23] nghiên cứu trên 543 bệnh nhân loãng xương, dựa theo biện chứng của YHCT phân loại thể bệnh, cho thấy, mật độ khoáng xương của cột sống và của xương đùi ở bệnh nhân nữ loãng xương và thể bệnh YHCT không có tính liên quan với nhau. Mật độ khoáng xương (Bone mineral density, BMD) của cột sống và của xương đùi ở bệnh nhân nam loãng xương có tính liên quan nhất định với thể bệnh của YHCT một cách rõ rệt, BMD có mức độ cao ở thể bệnh thận dương hư. Nhưng Xuzujian [53] cũng chọn phương pháp nghiên cứu này, kết quả nghiên cứu lại cho thấy, BMD với thể bệnh của YHCT không có tính liên quan.

    1.2.5. Triển vọng điều trị loãng xương của Y học cổ truyền

    Vận dụng biện chứng luận trị của YHCT và tổng hợp điều trị chứng loãng xương nguyên phát, cho thấy, kết quả điều trị nhanh, hiệu quả cao cải thiện được các chứng trạng lâm sàng, đã nổi bật lên tính ưu điểm của YHCT là hiệu quả điều trị khả quan đáng tin cậy, tác dụng điều trị toàn diện, tác dụng không mong muốn ít. Vì vậy, nghiên cứu cơ chế bệnh của loãng xương nguyên phát cần được tiến hành từng bước sâu, để có cơ sở khoa học chỉ đạo cho điều trị lâm sàng đạt kết quả cao hơn. Mặc dù vậy, hiện nay trong nghiên cứu loãng xương nguyên phát còn tồn tại những vấn đề nhất định [64], [66] như, các tác giả nhấn mạnh nhận thức về bệnh nguyên bệnh cơ của loãng xương nguyên phát có nhiều quan điểm không giống nhau, biện chứng phân loại thể bệnh YHCT còn nhiều quan điểm khác nhau, các tiêu chuẩn đưa ra còn chưa thống nhất, nghiên cứu điều tra thống kê chứng hậu trên lâm sàng của YHCT còn ít, về mặt trình độ nhất định còn trở ngại cho việc quy phạm hóa biện chứng luận trị chứng loãng xương, đã ảnh hưởng đến ưu thế và sự phát huy của YHCT. Ngoài ra, rất ít gặp nghiên cứu YHCT biện chứng quy luật truyền biến bệnh, nghiên cứu kết hợp điều trị trên lâm sàng, theo dõi báo cáo điều trị trên 1 năm, thiết kế nghiên cứu còn thiếu sáng tạo.

    Hiện nay, cần tăng cường hơn hướng nghiên cứu quy luật biện chứng luận trị lâm sàng, thống nhất xác định tiêu chuẩn chẩn đoán và tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị chứng loãng xương, nhằm chỉ đạo và nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học và lâm sàng; nghiên cứu biện bệnh vĩ mô và biện chứng vi mô kết hợp với nhau, nhằm tìm ra cơ sở vật chất của sự phát sinh và phát triển bệnh loãng xương; vận dụng nguyên lý và phương pháp dịch tễ học lâm sàng, dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán xác định loãng xương của YHHĐ không ngừng nghiên cứu quy phạm hóa, khách quan hóa, định lượng hóa thuốc YHCT trong phòng chống loãng xương.

TIN TỨC KHÁC - YHCT nhận thức về tăng huyết áp - Bệnh gút và tăng acid uric trong máu - Tình hình điều trị tăng Acid Uric máu - Tình hình nghiên cứu lâm sàng YHHĐ kết hợp YHCT điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt - Tình hình nghiên cứu YHCT điều trị sỏi hệ tiết niệu - Tình hình Y dược học cổ truyền nghiên cứu điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt
GIỜ KHÁM BỆNH

Tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật
Sáng: từ 8h đến 11h30
Chiều: từ 1h30 đến 9h tối

HOTLINE: TIẾN SỸ NHẠN: 0913.031.374