Tin tức chung
  • Bước đầu nhận xét về tình trạng điều trị các bệnh tiết niệu tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương từ 1/2006 đến 12/2010

    Từ vài thập kỷ nay, bệnh thận tiết niệu mạn tính là một trong những bệnh đã thay thế các bệnh lây nhiễm trong cơ cấu bệnh tật trên toàn thế giới.

    Lê Thị Thanh Nhạn , Hoàng Thúy Hồng
    Trưởng Khoa Thận Tiết Niệu bệnh Viện Tuệ Tĩnh
    Học viện Y Dược học cổ tuyền Việt Nam

     

    ĐẶT VẤN ĐỀ
     
    -Từ vài thập kỷ nay, bệnh thận tiết niệu mạn tính là một trong những bệnh đã thay thế các bệnh lây nhiễm trong cơ cấu bệnh tật trên toàn thế giới. Bệnh với các triệu chứng rối loạn bài niệu dai dẳng, tái phát ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống con người, lâu dài sẽ gây ra những tổn thương về cấu trúc và hoạt động chức năng của thận, và dần dẫn tới suy thận, hư thận... Đây là một thách thức lớn đối với công tác chăm sóc sức khỏe cũng như nền kinh tế của mỗi quốc gia. Việc tăng cường phát hiện sớm và dự phòng các bệnh thận tiết niệu là bước quan trọng nhằm đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong do các bệnh mạn tính trên toàn thế giới là 2% mỗi năm mà Tổ chức Y tế thế giới đề ra trong thập kỷ tới.
    -Cùng với sự phát triển của y học hiện đại, y học cổ truyền ngày càng phát triển và khẳng định vị thế của mình trong công tác chăm sóc sức khỏe. Chúng tôi thực hiện đề tài với mục tiêu :
    1. Phân loại bệnh hệ tiết niệu theo YHCT ở các bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương từ 1/2006 đến 12/2010.
    2. Đánh giá tình trạng điều trị bệnh hệ tiết niệu tại Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương từ 1/2006 đến 12/2010.

    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
     
    1.1)Đối tượng nghiên cứu
     
    Tất cả các hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị các bệnh tiết niệu tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương từ tháng 1/2006- 12/2010.

    1.2)Phương pháp nghiên cứu
     
    Phương pháp nghiên cứu mô tả, hồi cứu.
     
    1.3)Xử lý số liệu: Phầm mềm xử lý số liệu SPSS 17.0 do tổ chức Y tế thế giới phát hành.
     
    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

     
    1.Tiền sử bệnh

    Chẩn đoán
    Sự phân bố bệnh nhân theo tiền sử bệnh (n = 99)
     
     
    NKTN
    Sỏi đường TN
    UXTLT
    Tổng số
    Tiền sử
    N
    %
    n
    %
    n
    %
    N
    %
    Không
    7
    14.6
    2
    6.1
    1
    5.6
    10
    10.1
    Đau lưng
    23
    47.9
    28
    84.8
    6
    33.3
    57
    57.6
    Cơn đau quặn thận
    3
    6.3
    8
    24.2
    0
    0.0
    11
    11.1
    Tiểu dắt
    11
    22.9
    3
    9.1
    0
    0.0
    14
    14.1
    Tiểu buốt
    9
    18.8
    1
    3.0
    1
    5.6
    11
    11.1
    Tiểu khó
    5
    10.4
    0
    0.0
    7
    38.9
    12
    12.1
    Tiểu không hết bãi
    1
    2.1
    1
    3.0
    6
    33.3
    8
    8.1
    Bí tiểu
    0
    0.0
    1
    3.0
    2
    11.1
    3
    3.0
    Tiểu nhiều lần
    5
    10.4
    0
    0.0
    0
    0.0
    5
    5.1
    Dòng tiểu nhỏ
    2
    4.2
    0
    0.0
    8
    44.4
    10
    10.1
    Tiểu đục
    5
    10.4
    1
    3.0
    1
    5.6
    7
    7.1
    Tiểu ra sỏi
    2
    4.2
    1
    3.0
    0
    0.0
    3
    3.0
    Tiểu máu
    9
    18.8
    2
    6.1
    1
    5.6
    12
    12.1
    Tổng số bệnh nhân
    48
    33
    18
    99
        
    Kết quả đó cho thấy những bệnh tiết niệu thường tái phát, dai dẳng kéo dài, khó điều trị tận gốc.
     
    2.Phân loại bệnh theo YHCT

    2.1)Nguyên nhân gây bệnh theo y học cổ truyền

    Chẩn đoán
    Phân loại nguyên nhân gây bệnh theo YHCT (n = 99)
     
    NKTN
    Sỏi đường TN
    UXTLT
    Tổng số
    Nguyên nhân
    n
    %
    n
    %
    n
    %
    n
    %
    Thấp nhiệt hạ tiêu
    0
    0.0
    9
    27.3
    2
    11.1
    11
    11.1
    Bàng quang thấp nhiệt
    9
    18.8
    6
    18.2
    2
    11.1
    17
    17.2
    Khí trệ huyết ứ
    3
    6,3
    2
    6.1
    1
    5.6
    6
    6.1
    Hư chứng
    36
    75.0
    16
    48.5
    13
    72.2
    65
    65.7
    Tổng số bệnh nhân (n)
    48
    33
    18
    99
     
    -Kết quả cho thấy nguyên nhân chủ yếu của bệnh tiết niệu là do hư chứng ở tạng phủ 65,7% và thấp nhiệt hạ tiêu 11,1% và bàng quang thấp nhiệt 17,1% , ngoài ra nguyên nhân khí trệ huyết ứ 6,1%, phù hợp với lý luận bệnh tiết niệu thuộc phạm vi lâm chứng và long bế của y học cổ truyền là do:
    -Do thấp nhiệt ứ trở, ngoại cảm thấp nhiệt độc tà hoặc cảm hàn tà hóa thành nhiệt, nhiệt và thấp tương tranh, thấp nhiệt dồn xuống phía dưới, rót vào tinh cung, uẩn kết không tan làm cho khí trệ, huyết ngưng, kinh lạc bị ngăn cách. Thấp nhiệt dồn xuống vào bàng quang khiến cho khí ở bàng quang không hóa được, hoặc do ăn uống thất thường, ăn nhiều thức ăn cay nóng, thích ăn thức ăn béo, ngọt làm cho Tỳ Vị vận hóa không đều, thấp nhiệt sinh ở bên trong, thấm xuống bàng quang, chuyển vào kết ở tinh cung, ứ huyết, trọc tinh kết ngưng lại không hóa được gây nên bệnh [3], [4].
    -Hay như sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận – Chư Lâm Bệnh Hậu’ viết: “Các chứng lâm do Thận hư mà Bàng quang nhiệt gây nên”. Và “Chứng nhiệt lâm, do Tam tiêu có nhiệt, khí chuyển xuống Thận lưu nhập vào Bào (bàng quang) thành ra chứng lâm” [4]
    - Do mắc chứng lâm lâu ngày, thấp nhiệt làm tổn thương chính khí, hoặc người cao tuổi lão suy, lao động quá sức, phòng dục quá độ đều là những nguyên nhân gây tỳ thận hư. Tỳ hư trung khí hạ hãm nên tiểu nhiều lần. Thận hư không làm chủ được tiểu tiện gây nên tiểu vặt [4].
    -Điều này phù hợp với một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, sự ấm lên của khí hậu toàn cầu làm gia tăng số người bị mắc bệnh thận tiết niệu. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, chỉ riêng ở Mỹ, tới năm 2050, số người bị mắc bệnh thận tiết niệu sẽ lên tới 2,3 triệu người. Nguyên nhân là do khí hậu nóng lên khiến quá trình khử nước hóa học diễn ra, được cho là thủ phạm gây ra bệnh thận tiết niệu [17]
    -Tại Mỹ, trong những thập kỷ gần đây, số người bị bệnh thận tiết niệu tăng mạnh, từ 3,6% dân số năm 1976 lên 5,2% những năm 1990. Trong khoảng thời gian trên, nhiệt độ trung bình của thế giới tăng 0,28oC. Những người bị bệnh liên quan tới thận do nhiệt độ tăng lên gây ra như: sỏi thận tiết niệu, viêm đường tiết niệu. Riêng bệnh sỏi thận tiết niệu được tích tụ bởi các muối khoáng, ure, nhiều chất độc khác… gây ra [17]
    -Những lý luận trên cho thấy sự tương đồng trong chẩn đoán bệnh hệ tiết niệu giữa y học hiện đại và y học cổ truyền.
     
    2.2)Tình trạng điều trị

     
    Triệu chứng
     
    Trước điều trị
    Kết quả điều trị các triệu chứng lâm
    sàng (n = 99)
     
    P
    Sau điều trị
    Giảm hoặc hết
    Không giảm
     
     
     
    n
    %
    n
    %
    n
    %
    Sốt
    12
    12.1
    12
    100.0
    0
    0.0
    <0.05
    Đau lưng
    57
    57.6
    57
    100.0
    0
    0.0
    Cơn đau quặn thận
    9
    9.1
    9
    100.0
    0
    0.0
    Tiểu dắt
    60
    60.6
    58
    96.7
    2
    3.3
    Tiểu buốt
    39
    39.4
    39
    100.0
    0
    0.0
    Tiểu khó
    18
    18.2
    16
    88.9
    2
    11.1
    Tiểu không hết bãi
    8
    8.1
    8
    100.0
    0
    0.0
    Bí tiểu
    10
    10.1
    9
    90.0
    1
    10.0
    Tiểu nhiều lần
    12
    12.1
    11
    91.7
    1
    8.3
    Dòng tiểu nhỏ
    9
    9.1
    8
    88.9
    1
    11.1
    Tiểu đục, cặn
    21
    21.2
    21
    100.0
    0
    0.0
    Tiểu máu
    18
    18.2
    17
    94.4
    1
    5.6
     

    Chỉ tiêu quan sát
    Kết quả điều trị qua xét nghiệm công thức máu
    n
    Trước điều trị  X ± SD
     
    Sau điều trị  X ± SD
     
    P
    Số lượng hồng cầu
    22
    4,29 ± 0,87
    4,30 ± 0,73
    >0,05
    Huyết sắc tố
    21
    12,14 ± 2,62
    12,57 ± 2,31
    >0,05
    Số lượng bạch cầu
    21
    8,13 ± 4,18
    6,54 ± 1,26
    <0,05
     

    Chỉ tiêu quan sát
    Kết quả điều trị qua xét nghiệm hóa sinh máu
    n
    Trước điều tr X ± SD
     
    Sau điều trị X ± SD
     
    P
    Ure
    24
    9,81 ± 1,59
    8,04 ± 1,29
    <0,05
    Creatinin
    24
    150,00 ± 105,21
    131,50 ± 90,02
    Acid Uric
    11
    429,64 ± 114,96
    338,45 ± 109,82
    Cholesterol
    13
    5,25 ± 0,83
    4,27 ± 0,76
    Triglycerid
    13
    2,82 ± 0,55
    1,69 ± 0,31
     

    Thời điểm
    Kết quả điều trị qua xét nghiệm nước tiểu (n=99)
    P
     
    Trước điều trị
    Sau điều trị
    Nước tiểu
    n
    %
    n
    %
    HC niệu
    56
    56,6%
    4
    4.04%
    <0,05
     
    BC niệu
    59
    59,6%
    4
    4.04%
    Protein niệu
    39
    39,4%
    4
    4.04%
     
    Từ những kết quả trên cho thấy điều trị bệnh nhân tiết niệu bằng y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại có kết quả tốt.
     
    2.3)Thuốc YHCT được sử dụng trong điều trị

     
    2.3.1)Những vị thuốc được sử dụng điều trị trong nghiên cứu

     
     
    Bảng : Tần suất xuất hiện các vị thuốc sử dụng điều trị trong nghiên cứu.

     
    Nhóm
    Vị thuốc
    n
    %
    n
    Nhóm
    Vị thuốc
    n
    %
    n
    LỢI THỦY
    THẨM THẤP
    Trạch Tả
    49
    53.3
    92 (92,9%)
    BỔ DƯƠNG
    Ba Kích
    9
    15.5
    58
    (58,6%)
    Xa Tiền Tử
    30
    32.6
    Cẩu Tích
    5
    8.6
    Mộc Thông
    24
    26.1
    Thỏ ty tử
    4
    6.9
    Ý Dĩ
    17
    18.5
    Phá cố chỉ
    2
    3.4
    Hải Kim sa
    6
    6.5
    Cốt toái bổ
    22
    37.9
    Tỳ Giải
    43
    46.7
    Nhục thung dung
    3
    5.2
    Kim Tiền Thảo
    41
    44.6
    Dâm dương hoắc
    5
    8.6
    Thương truật
    11
    12.0
    Tục đoạn
    18
    31.0
    Phục Linh
    48
    52.2
    Đỗ trọng
    46
    79.3
    Trư Linh
    6
    6.5
    BỔ KHÍ
    Đẳng Sâm
    66
    68.8
    96
    (97%)
    Kê Nội Kim
    16
    17.4
    Hoài Sơn
    26
    27.1
    Thạch Vỹ
    35
    38.0
    Hoàng Kỳ
    69
    71.9
    Hoạt Thạch
    15
    16.3
    Bạch Truật
    48
    50.0
    Râu Mèo
    5
    5.4
    Cam thảo
    69
    71.9
    CỐ SÁP
    Sơn Thù
    15
    53.6
    28 (28,3%)
    Đại táo
    25
    26.0
    Liên Nhục
    15
    53.6
    BỔ HUYẾT
    Thục Địa
    26
    30.6
    85
    (86%)
    Kim Anh Tử
    2
    7.1
    Kỷ tử
    33
    38.8
    LÝ KHÍ
    Trần Bì
    16
    55.2
    29 (29,3%)
    Đương quy
    62
    72.9
    Mộc Hương
    11
    37.9
    Bạch thược
    35
    41.2
    Ô Dược
    15
    51.7
    Hà thủ ô
    8
    9.4
    Chỉ xác
    16
    55.2
    Kê huyết đằng
    1
    1.2
    CHỈ HUYẾT
    Hoè Hoa
    20
    87.0
    23 (23,2%)
    HOẠT HUYẾT
    Đan sâm
    46
    62.2
    74
    (74,7%)
    Trắc bách diệp
    9
    39.1
    Đào nhân
    5
    6.8
    Tiểu Kế
    2
    8.7
    Hồng hoa
    3
    4.1
    THANH NHIỆT LƯƠNG HUYẾT
    Sinh địa
    14
    42.4
    33 (33,3%)
    Ngưu tất
    22
    29.7
    Bạch mao căn
    22
    66.7
    Huyền hồ
    8
    10.8
    THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC
    Kim Ngân Hoa
    24
    54.5
    44 (44,4%)
    Xuyên khung
    24
    32.4
    Bồ Công Anh
    8
    18.2
    Uất kim
    24
    32.4
    Liên Kiều
    7
    15.9
    Ích mẫu
    2
    2.7
    Bạch Hoa Xà
    11
    25.0
    HỔI DƯƠNG
    Phụ tử
    8
    100.0
    8
    (8%)
    Đan Bì
    19
    43.2
    Nhục quế
    1
    12.5
    THANH NHIỆT TÁO THẤP
    Hoàng Bá
    11
    42.3
    26 (26,3%)
    Trinh nữ hoàng cung
    10
    Nhân Trần
    17
    65.4
    Vương bất lưu hành
    21
     
    2.3.2)Các nhóm thuốc được sử dụng điều trị trong nghiên cứu
     
    Bảng : Tần suất xuất hiện nhóm thuốc phân bố theo chẩn đoán YHCT

     
    Nhóm thuốc
    Chứng bệnh
    Tổng số
    Nhiệt lâm
    Thạch lâm
    Huyết lâm
    Khí lâm
    Long bế
    n
    %
    n
    %
    n
    %
    n
    %
    n
    %
    n
    %
    Lợi thủy thẩm thấp
    25
    92.6
    41
    97.6
    7
    87.5
    7
    87.5
    12
    85.7
    92
    92.9
    Cố sáp
    9
    33.3
    6
    14.3
    3
    37.5
    3
    37.5
    7
    50.0
    28
    28.3
    Bổ dương
    13
    48.1
    28
    66.7
    2
    25.0
    4
    50.0
    11
    78.6
    58
    58.6
    Bổ khí
    26
    96.3
    40
    95.2
    8
    100.0
    8
    100.0
    14
    100.0
    96
    97.0
    Bổ huyết
    23
    85.2
    32
    76.2
    8
    100.0
    8
    100.0
    14
    100.0
    85
    85.9
    Lý Khí
    10
    37.0
    10
    23.8
    4
    50.0
    3
    37.5
    2
    14.3
    29
    29.3
    Chỉ huyết
    6
    22.2
    9
    21.4
    5
    62.5
    2
    25.0
    1
    7.1
    23
    23.2
    Hoạt huyết
    18
    66.7
    33
    78.6
    5
    62.5
    7
    87.5
    11
    78.6
    74
    74.7
    Thanh nhiệt lương huyết
    12
    44.4
    9
    21.4
    5
    62.5
    3
    37.5
    4
    28.6
    33
    33.3
    Thanh nhiệt giải độc
    13
    48.1
    12
    28.6
    5
    62.5
    5
    62.5
    9
    64.3
    44
    44.4
    Thanh nhiệt táo thấp
    5
    18.5
    14
    33.3
    2
    25.0
    2
    25.0
    3
    21.4
    26
    26.3
    Hồi dương
    0
    0
    0
    0.0
    1
    12.5
    4
    50.0
    3
    21.4
    8
    8.1
    Tổng (n)
    27
    42
    8
    8
    14
    99
     
    2.3.3)Các bài thuốc được sử dụng điều trị trong nghiên cứu
     
    Bảng : Tần suất xuất hiện bài thuốc phân bố theo chẩn đoán YHCT

     
    Bài thuốc
    Chứng bệnh
    Nhiệt lâm
    Thạch lâm
    Huyết lâm
    Khí lâm
    Long bế
    n
    %
    n
    %
    n
    %
    n
    %
    n
    %
    Bát chính tán
    4
    14.8
    0
    0.0
    0
    0.0
    0
    0.0
    0
    0.0
    Đạo xích tán
    3
    11.1
    0
    0.0
    0
    0.0
    0
    0.0
    0
    0.0
    Ngũ linh tán
    1
    3.7
    0
    0.0
    0
    0.0
    1
    12.5
    1
    7.1
    Chân vũ thang
    6
    22.2
    0
    0.0
    0
    0.0
    0
    0.0
    1
    7.1
    Long đởm tả can
    0
    0.0
    0
    0.0
    0
    0.0
    0
    0.0
    2
    14.3
    Thạch vĩ tán
    3
    11.1
    29
    69.0
    0
    0.0
    0
    0.0
    1
    7.1
    Tam kim bài thạch
    0
    0.0
    6
    14.3
    0
    0.0
    0
    0.0
    0
    0.0
    Bát trân thang
    1
    3.7
    0
    0.0
    1
    12.5
    2
    25.0
    1
    7.1
    Lục vị địa hoàng
    5
    18.5
    2
    4.8
    2
    25.0
    1
    12.5
    6
    42.9
    Tứ quân tử thang
    3
    11.1
    2
    4.8
    2
    25.0
    3
    37.5
    1
    7.1
    Bổ trung ích khí
    1
    3.7
    2
    4.8
    2
    25.0
    1
    12.5
    1
    7.1
    Hòe hoa tán
    0
    0.0
    1
    2.4
    1
    12.5
    0
    0.0
    0
    0.0
    Tổng (n)
    27
    42
    8
    8
    14

    KẾT LUẬN

    Qua nghiên cứu 99 bệnh nhân mắc bệnh hệ tiết niệu được điều trị bằng phương pháp nội khoa đơn thuần tại bệnh viện y học cổ truyền trung ương từ tháng 1/2006 đến tháng 12/2010 chúng tôi rút ra những kết luận sau:
     
    2.4)Kết luận đặc điểm bệnh nhân

    -Số bệnh nhân vào điều trị bệnh tiết niệu tại bệnh viện y học cổ truyền trung ương có xu hướng tăng lên qua các năm.
    -Bệnh sỏi tiết niệu 73,4%, nhiễm khuẩn tiết niệu 15,4%, u xơ tiền liệt tuyến 10,9%.
    -Nhiễm khuẩn tiết niệu: tuổi trung bình: 57,42 ± 15,223, tỉ lệ nữ/nam là 1,6.
    -Sỏi tiết niệu: tuổi trung bình là: 51,39 ± 13,139, tỉ lệ nam/nữ là 1,51.
    -Tuổi trung bình của nhóm u xơ tiền liệt tuyến là: 73,68 ± 7,892.
    90% bệnh nhân tiết niệu có tiền sử bệnh trước khi vào viện, trong đó đau lưng 64% và trung bình mỗi bệnh nhân có 1 biểu hiện của rối loạn bài niệu.
    -Nguyên nhân do hư chứng ở tạng phủ 65,7%, thấp nhiệt hạ tiêu 11,1%, bàng quang thấp nhiệt 17,1%, do khí trệ huyết ứ 6,1%.
     
    2.5)Kết luận tình trạng điều trị

    -Các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tiết niệu được điều trị khỏi và đỡ trên 90%.

    2.6)Tình trạng sử dụng thuốc YHCT

     
    Bài thuốc thường được sử dụng:
    - Nhiệt lâm có 6/27 dùng bài chân vũ thang và 5/27 dùng bài lục vị địa hoàng hoàn, 4/27 dùng bài bát chính tán, 3/27 dùng bài đạo xích tán.
    - Thạch lâm có 29/42 dùng bài thạch vĩ tán, và 6/42 dùng bài tam kim bài thạch thang.
    - Huyết lâm có 2/8 dùng lục vị địa hoàng hoàn, 2/8 dùng tứ quân tử thang, 2/8 dùng bổ trung ích khí,1/8 dùng bát trân thang và hòe hoa tán.
    - Khí lâm có 3/8 dùng tứ quân tử thang, 2/8 dùng tứ quân tử thang, 1/8 dùng bổ trung ích khí thang, 1/8 dùng lục vị địa hoàng, 1/8 dùng ngũ linh tán.
    - Long bế có 6/14 dùng lục vị địa hoàng thang, 2/14 dùng long đởm tả can thang, có 1/14 dùng tứ quân tử thang, 1/14 dùng bổ trung ích khí.
    Nhóm thuốc và vị thuốc thường sử dụng:
    - Nhóm lợi thủy thẩm thấp dùng 92,9% trong đó trạch tả 53,3%, phục linh 52,2%, kim tiền thảo 44,6%, thạch vĩ 38%, xa tiền tử 32,6%…
    - Nhóm thuốc bổ, bổ khí dùng 97% trong đó hoàng kỳ, cam thảo 71,9%, đẳng sâm 68,8%, bạch truật, hoài sơn, đại táo… Bổ huyết 86% trong đó đương quy 72,9%, bạch thược 41,2%, kỷ tử 38,8%, thục địa 30,6%…Bổ dương 58,6% trong đó đỗ trọng 79,3%, cốt toái bổ 37,9%, tục đoạn 31%…Nhóm thuốc cố sáp dùng 28,3% với sơn thù, liên nhục 53,6%...
    - Nhóm thuốc hoạt huyết dùng 74,7% trong đó vị đan sâm 62,2%, xuyên khung, uất kim 32,4%, ngưu tất 29,7%…
    - Nhóm thuốc thanh nhiệt giải độc được dùng 44,4% và nhóm thanh nhiệt táo thấp 26 lần chiếm 26,3%, thanh nhiệt lương huyết 33 lần chiếm 33,3%, trong đó nhân trần 65,4%, hoàng bá 42,3%, kim ngân hoa 54,5%, đan bì 43,2%…
    - Nhóm thuốc lý khí dùng 29,3% trong đó trần bì, chỉ xác đều 55,2%, ô dược 51,7%, mộc hương 37,9%.
    - Nhóm thuốc chỉ huyết được dùng 23,2% trong đó hòe hoa 87%

    KIẾN NGHỊ

    Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy bệnh tiết niệu có tỉ lệ ngày càng tăng. Các bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu, sỏi tiết niệu cùng với u xơ tiền liệt tuyến tạo thành vòng xoắn bệnh lý, khó điều trị, hay tái phát với các biểu hiện đau lưng, rối loạn tiểu tiện làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Thuốc y học cổ truyền điều trị bệnh tiết niệu đạt hiệu quả cao nên chúng tôi đưa ra kiến nghị:
    -Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe trong nhân dân để nâng cao sự hiểu biết, quan tâm của mọi người đến bệnh tiết niệu: chế độ ăn uống, sinh hoạt, cách phòng bệnh tiết niệu.
     -Mở rộng công tác khám và điều trị bệnh tiết niệu bằng y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại.
     
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Bệnh thận – Bản dịch từ tài liệu nội khoa Washington 31st 2004.
    2. Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (2005), Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr35-111.
    3. Lê Thị Thanh Nhạn, Bài giảng chứng lâm. (Dịch từ tài liệu nước ngoài)
    4. Lê Thị Thanh Nhạn, Bài giảng long bế. (Dịch từ tài liệu nước ngoài)
    5. Dương Văn Trung, (2009), Nghiên cứu kết quả và tai biến, biến chứng trong tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng, Luận án tiến sĩ y học, Học viện quân y, Hà Nội.
    6. Trường đại học y Hà Nội, Các bộ môn nội (2005), Nội khoa cơ sở tập 2, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr325-415.
    7. Trường đại học y Hà Nội, Các bộ môn nội (2005), Bài giảng bệnh học nội khoa tập1, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr288-312.
    8. Trường đại học y Hà Nội, Các bộ môn nội (2008), Điều trị học Nội khoa tập 2, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr272-274.
    9. Trường đại học y Hà Nội, Khoa y học cổ truyền(2005), Bài giảng y học cổ truyền tập 1, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr70-106.
    10. Trường đại học y Hà Nội, Khoa y học cổ truyền(2005), Bài giảng y học cổ truyền tập 2, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr112-126.

     

TIN TỨC KHÁC - Bàn về thuốc đông y gây độc cho thận
GIỜ KHÁM BỆNH

Tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật
Sáng: từ 8h đến 11h30
Chiều: từ 1h30 đến 9h tối

HOTLINE: TIẾN SỸ NHẠN: 0913.031.374