Tin tức chung
  • Bàn về thuốc đông y gây độc cho thận

    Thuốc đông y (thuốc nam và thuốc bắc) thường là chỉ các loại thực vật, động vật, khoáng vật dùng để chữa bệnh. Thuốc đông y trong ứng dụng lâm sàng cực phổ biến và lành. Do nhận thức không đầy đủ hoặc sử dụng không đúng, mà gây tổn hại cho thận, thậm chí gây nên những hậu quả nghiêm trọng.

    Tiến sĩ. Lê Thị Thanh Nhạn
    Trưởng Khoa Thận – Tiết niệu. Bệnh viện Tuệ Tĩnh
    Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam

    Thuốc đông y (thuốc nam và thuốc bắc) thường là chỉ các loại thực vật, động vật, khoáng vật dùng để chữa bệnh. Thuốc đông y trong ứng dụng lâm sàng cực phổ biến và lành. Do nhận thức không đầy đủ hoặc sử dụng không đúng, mà gây tổn hại cho thận, thậm chí gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Nhưng trên lâm sàng gặp thuốc đông y gây tổn hại thận, phần lớn là do dùng thuốc lượng quá lớn hoặc  dùng thuốc quá dài ngày mà dẫn đến.

    1. Các loại thuốc thảo dược gây tổn hại cho thận thường gặp
    1* Thuốc ôn dương: các loại ô đầu bao gồm: xuyên ô, thảo ô, phụ tử.
    2* Thuốc trừ phong thấp: uy linh tiên, lôi công đằng, thương nhĩ tử, phòng kỉ.
    3* Thuốc trục thủy: cam toại, đại kích, nguyên hoa.
    4* Thuốc chống ung thư: ban miêu.
    5* Thuốc giảm đau gây nghiện: bát giác phong, lục thần hoàn, mủ cóc.
    6* Thuốc lợi thủy: quan mộc thông, phòng kỷ.
    7* Thuốc hoạt huyết: ích mẫu thảo, thủy điệt
    8* Thuốc hành khí: hậu phác.
    9* Thuốc trừ trùng: sử quân tử, khổ luyện tử.
    10* Thuốc thanh nhiệt giả độc: thổ ngưu tất, thổ kinh giới, sơn đậu căn.
    11* Thuốc chỉ ho bình xuyễn: mã đâu linh.
    12* Thuốc tức phong: ngô công, toàn yết.
    13*. Thuốc an thần: chu sa, chu sa an thần hoàn.
    14. Thuốc dùng ngoài: hùng hoàng, kinh phấn.
    15*. Thuốc khác: mật cá.
    2. Nguyên nhân thuốc đông y gây tổn hại thận thường gặp và đối sách dự phòng
    2.1. Trúng độc do ăn nhầm
    2.1.1. Nhận thức không đầy đủ đối với các loại dược phẩm đông y
    -Có rất nhiều loại dược phẩm đông y, có cùng tên nhưng khác nhau hoàn toàn, như quan mộc thông có độc tính cao nhất, xuyên mộc thông độc tính đứng thứ 2, bạch mộc thông độc tính ít nhất.
    2.1.2. Không phân biệt được thật giả đối với thuốc đông y

     


    -Dược vật có rất nhiều loài có hình thái gần giống nhau, như thạch trúc căn có độc lớn, khi khô cứng không độc, tương tư tử nhầm với xích tiểu đậu, thiên hoa phấn nhầm với hoài sơn dược, khi sử dụng nhầm lẫn gây trúng độc
    2.1.3. Nhận thức không đầy đủ về thuốc đông y có độc
    -Tự ý sử dụng thuốc đông y, coi một số vị thuốc đông y có độc thành không độc mà sử dụng nhầm, dễ dàng nếm thử ăn thử mà trúng độc, như dân gian cho rằng uống mật cá có thể thanh can minh mục, đã có nhiều người bị trúng độc do nuốt mật cá. Hoặc dễ tin các “lang vườn” nên sau khi bị độc do dùng thuốc mà vẫn không biết là loại thuốc gì. Phải tăng cường tuyên truyền phổ biến khoa học nâng cao tri thức dùng thuốc đông y cho người dân.
    2.2. Dùng thuốc quá liều
    -Thuốc đông y trong thời gian ngắn dùng lượng quá lớn là nguyên nhân chủ yếu gây nên trúng độc mà làm tổn hại đến thận, theo thống kê của Lý Ái quần và Hồ Học Quân (1998, Trung Quốc) thì có tới 93,25%  những người bị trúng độc thuốc đông y là do nguyên nhân này. Vì vậy, cần có quy phạm dùng thuốc, tránh dùng thuốc tùy ý, tùy tiện, không tùy ý gia tăng liều lượng, để tránh ngộ độc và gây tổn hại cho thận.
    2.3. Trúng độc do tích góp liều
    -Một số vị thuốc đông y dùng một lần độc tính không lớn, nhưng dùng liên tục cũng có thể tích góp liều mà gây độc.
    2.4. Ô nhiễm nguồn dược liệu
    -Mật ong tươi, mật vốn từ lôi công đằng, là hoa của loài thực vật có độc, nên có thể dẫn đến trúng độc khi dùng loại mật này. Hoặc trong quá trình trồng trọt thuốc, đã sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật; hoặc thổ nhưỡng, đại khí, thủy chất trồng trọt bị ô nhiễm bởi môi trường hoàn cảnh có độc của khu vực xung quanh
    2.5. Bào chế không đúng

     

     


    -Những thuốc có tính độc và tính mãnh liệt, bào chế không đúng, sau khi dùng có thể gây trúng độc. Vì vậy, những thuốc có tính mãnh liệt tất yếu phải bào chế mới được sử dụng.
    2.6. Thuốc biến chất

     


    -Các thuốc đông dược trong quá trình bảo quản tồn trữ, nếu gặp thời tiết khí hậu mưa nhiều ẩm thấp lớn, các thuốc đông dược có thể bị mốc, biến chất, sử dụng những thuốc này có thể bị ngộ độc mà gây tổn thương cho thận. Vì vậy, những thuốc bị biến chất không được dùng.
    2.7. Sắc thuốc không đúng
    -Có nhiều loại thuốc có yêu cầu sắc khác nhau, như phụ tử khi sắc phải bỏ trước 30-60 phút; băng phiến khi sử dụng không thể dùng qua lửa. Ngoài ra, nếu dụng cụ dùng sắc thuốc mà không phù hợp như dùng đồ kim loại bằng gang để sắc thuốc có thể dẫn đến biến chất một số loại thuốc mà gây độc cho thận.
    -Một số thuốc vốn dùng đơn độc không có độc hại, ngược lại do tác dụng tương hỗ mà sản sinh tính độc hoặc tác dụng phụ mạnh lên. Vì vậy cần nắm vững cấm kị trong phối ngũ được vật.
    2.9. Cơ địa dị ứng
    -Cá thể khác nhau phản ứng với thuốc cũng khác nhau. Đặc biệt cần chú ý tuổi tác, giới tính, trạng thái sinh lý của người bệnh, đối với phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ, cho đến người có tiền sử dị ứng phải thận trọng khi sử dụng những thuốc có độc, tránh gây độc cho thận.
    2.10. Không coi trọng biện chứng
    -Đặc điểm của thuốc đông y là biện chứng luận trị, khi sử dụng thuốc trong điều trị, mà lại dựa vào phương thức tư duy của y học hiện đại để dùng thuốc đông y, dẫn đến gây nên phản ứng không tốt cho người dùng thuốc. Vì vậy, cần sử dụng thuốc hợp lý dưới sự chỉ đạo của lí luận đông y.
    2.11. Dùng đông tây y kết hợp một cách “hỗn hợp”
    -Hiện nay, đông tây y kết hợp điều trị bệnh ngày một phổ biến, trong đó điều trị bệnh mạn tính, sử dụng các chế phẩm thuốc đông dược ngày càng nhiều, thời gian sử dụng càng kéo dài. Nếu hợp dùng không hợp lý, hoặc chế phẩm thuốc cùng có thành phần là tân dược và đông dược, bị nhầm lẫn là chế phẩm thuốc chỉ có đông dược đơn thuần mà dùng kéo dài, có thể gây nên nhiều phản ứng không tốt cho cơ thể.
    -Nếu chú ý đến các yếu điểm trên khi sử dụng thuốc đông y, ắt Thận nội khoa đông y dùng thuốc gây tổn thương thận là khả năng không lớn.
     

TIN TỨC KHÁC
GIỜ KHÁM BỆNH

Tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật
Sáng: từ 8h đến 11h30
Chiều: từ 1h30 đến 9h tối

HOTLINE: TIẾN SỸ NHẠN: 0913.031.374