Trưởng khoa Thận-Tiết niệu, Bệnh viện Tuệ Tĩnh
Học viện Y Dược học cổ tuyền Việt Nam
Using the proven remedy “Thăng thanh giáng trọc thang” to cure 30 patients having chronic renal failure (CRF) in the Department of Nephrology – Tue Tinh Hospital brings about a convincing result for colleagues and patients. Method: Compare the result of treatment before and after using the clinical experiments. Research effect:Among patients, 36, 67% patient got evident effect; 23, 33% patient got effect; 10% patient got stable result. The total number of patients who got enhancement in treatment reached 21 (out of 30), making up 70%. After taking the treatment, the rate of stage-2 chronic rental failure was decreased from 56, 7% to 46, 7% (p<0.05). The rate of stage-3 chronic rental failure was decreased from 30% to 16% (P<0.05). Thirty patients after using “Thăng thanh giáng trọc thang” changed in the reverse direction, from heavier CRF to lighter CRF. They have no unwanted symptoms after treatment. The treatment showed safety and effectiveness for CRF patients. This was an ideal result for CRF patients. Initial results are scientific fundamentals that give orientation for next research.
Với phương pháp kê đơn truyền thống theo biện chứng luận trị của YHCT, chúng tôi đã sử dụng bài thuốc cổ phương “Ôn đởm thang gia giảm” điều trị cho bệnh nhân suy thận mạn, hiệu quả điều trị rất khả quan, có tính thuyết phục người bệnh và giới Y học. Để có thêm một loại thuốc điều trị CRF từ các vị thuốc YHCT, và có thêm cơ sở khoa học cho bài thuốc “Thăng thanh giáng trọc thang” chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tác dụng của bài thuốc “Thăng thanh giáng trọc thang”trong điều trị bệnh nhân suy thận mạn” với các mục tiêu là đánh giá tác dụng của bài thuốc “Thăng thanh giáng trọc thang” trong điều trị bệnh nhân suy thận mạn. Và theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc.
Tiến hành nghiên cứu trên 30 bệnh nhân, so sánh trước và sau điều trị dựa theo “Kết quả điều trị theo tiêu chuẩn chẩn đoán năm 1987, 2002 của Hội Thận học Trung Quốc trong điều trị bảo tồn chức năng thận (YHHĐ)” chúng tôi thấy tỷ lệ bệnh nhân đạt hiệu quả rõ là 36,67%, có hiệu quả là 23,33%, ổn định là 10% và không hiệu quả là 30%. Tổng số bệnh nhân có hiệu quả điều trị là 21 chiếm 70%. Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn II đạt hiệu quả tốt 40%, hiệu quả ở nhóm suy thận độ I chiếm 10% và, bước đầu khẳng định thuốc “Thăng thanh giáng trọc thang” không gây tác dụng không mong muốn.
Như vậy, bài thuốc “Thăng thanh giáng trọc thang” có tác dụng điều trị suy thận mạn. Bài thuốc điều trị bệnh nhân CRF đạt hiệu quả tốt, có hiệu quả và ổn định là 70% bệnh nhân trong nghiên cứu, không gây tác dụng không mong muốn trên lâm sàng, sử dụng an toàn và có hiệu quả cho bệnh nhân CRF.
1.Đặt vấn đề
Sử dụng bài thuốc nghiệm phương “ Thăng thanh giáng trọc thang” điều trị 30 bệnh nhân suy thận mạn(CRF), tại Khoa Thận- Tiết niệu Bệnh viện Tuệ Tĩnh, hiệu quả tương đối khả quan, có tính thuyết phục người bệnh và đồng nghiệp. Để có thêm một loại thuốc điều trị CRF từ các vị thuốc YHCT, và có thêm cơ sở khoa học cho bài thuốc“Thăng thanh giáng trọc thang” chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tác dụng của bài thuốc “Thăng thanh giáng trọc thang” trong điều trị bệnh nhân suy thận mạn” với các mục tiêu: Đánh giá tác dụng của bài thuốc “Thăng thanh giáng trọc thang” trong điều trị bệnh nhân suy thận mạn.Và theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc.
Suy thận mạn (CRF), là hậu quả của các bệnh mạn tính của thận gây giảm sút từ từ số lượng nephron chức năng làm giảm dần mức lọc cầu thận, khi mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 50% (60ml/phút) so với mức bình thường (120ml/phút) thì được coi là có suy thận mạn. Thận không còn đủ khả năng duy trì tốt sự cân bằng của nội môi và sẽ dẫn đến hàng loạt những biến loạn về sinh hóa và lâm sàng của các cơ quan trong cơ thể.
Mặc dù tổn thương khởi phát ở cầu thận, hệ mạch thận, hay ở tổ chức ống kẽ thận thì các nephron bị thương tổn nặng cũng sẽ bị loại trừ khỏi vai trò chức năng sinh lý. Chức năng của thận chỉ được đảm nhiệm bởi các nephron nguyên vẹn còn lại. Khi khối lượng nephron chức năng bị tổn thương quá nhiều, số còn lại không đủ để duy trì sự hằng định của nội môi thì sẽ bắt đầu xuất hiện các biến loạn về nước, điện giải, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, thần kinh tạo nên hội chứng suy thận mạn, với các biến loạn chính về mức lọc cầu thận, tái hấp thu và bài tiết của ống thận….
Suy thận mạn được các y gia cổ đại mô tả trong phạm vi các chứng “Quan cách”, “Thận lao”, “Thận phong”, “Long bế”, “Niệu độc”. Nguyên nhân chủ yếu là do tạng Tỳ mất kiện vận, Thận hư tổn. Ngoài ra ngoại tà và sự lao động quá độ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh. Cơ chế gây bệnh then chốt chủ yếu là tỳ thận suy bại, trọc tà ung lấp tam tiêu. Đây là đặc điểm bệnh cơ chính khí hư, tà khí thực. Chính khí bao gồm hư tổn phần khí, huyết, âm, dương. Tà khí có thấp trọc, thủy độc và ứ huyết. Chính khí hư là bản, tà khí thực là tiêu, giữa hư thực, hàn nhiệt có sự biến hóa lẫn nhau.
Bài thuốc “Thăng thanh giáng trọc thang” gồm các vị thuốc
Nam bán hạ chế:10g
|
Trúc nhự:10g
|
Hoàng kỳ trích:30g |
Sinh đại hoàng:10g |
Trần bì:10g
|
Chỉ xác:10g
|
Tàm sa:15g |
Cốt khí củ:20g |
Thổ phục linh:20g
|
Đan sâm:30g
|
Rau má:30g |
Đỗ trọng:15g |
Các vị thuốc được bào chế đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn của Dược điển Việt Nam xuất bản lần IV- 2009 và tiêu chuẩn cơ sở. Dạng thuốc sắc theo phương pháp truyền thống, thuốc được sắc tại khoa Dược Bệnh viện Tuệ Tĩnh.
2.Đối tượng, phương pháp nghiên cứu
Đối tượng:Chọn 30 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là suy thận mạn được điều trị nội trú tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh, từ 2/2010 đến 5/2011.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:
- Bệnh nhân trong độ tuổi >18 tuổi.
- Bệnh nhân có tiền sử viêm cầu thận cấp hay mạn, nguyên phát hay thứ phát, hoặc có tiền sử phù, đái máu, đái protein…có 130 μmol/l ≤ creatinin máu ≤ 700 μmol/l kéo dài > 3 tháng.
- Tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
-Thử nghiệm lâm sàng, tự so sánh trước và sau điều trị.
Phương pháp điều trị
-Điều trị nội trú tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh. Điều trị bằng các thuốc tây y theo phác đồ chung theo giai đoạn và diễn biến bệnh hiện tại. Đồng thời uống “Thăng thanh giáng trọc thang”, với liều mỗi ngày một thang.
Chỉ tiêu theo dõi
-Các chỉ số lâm sàng được đánh giá hàng ngày, và số liệu lâm sàng và cận lâm sàng lấy vào 2 thời điểm là ngày D0 (trước khi điều trị) và D30 (sau khi điều trị).
- Lâm sàng theo YHHĐ:tình trạng mệt mỏi, tình trạng ăn ngủ, tình trạng ngứa ngoài da, tình trạng huyết áp, mạch, đại tiểu tiện, phù, chuột rút, thiếu máu, cân nặng.
- Chỉ tiêu quan sát theo YHCT: mệt mỏi không có sức; đoản khí, ngại nói; ăn kém, không muốn ăn, bụng đầy trướng khó chịu, đau lưng mỏi gối; đái ít sắc vàng, trong dài nhiều lần; đại tiện táo, lỏng; người sợ lạnh, chi lạnh, lưng lạnh đau, chân tay không ấm, miệng khô không thích uống, muốn uống, nôn, buồn nôn, miệng dính, miệng có mùi nước tiểu, sắc mặt tối kém sáng, khô, lưỡi đạm có hằn răng, rêu lưỡi trắng, rêu tím tối, có điểm ứ, mạch trầm nhược...
- Chỉ tiêu quan sát cận lâm sàng: ure, creatinin, calci, phospho, acid uric, số lượng hồng cầu, tỷ lệ huyết sắc tố, sắt, protein, albumin; siêu âm, ĐTĐ, Xquang tim phổi, Xquang hệ tiết niệu...
- Theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc
Tiêu chuẩn đánh giá kết quả
- “Kết quả điều trị theo tiêu chuẩn chẩn đoán năm 1987, 2002 của Hội Thận học Trung Quốc trong điều trị bảo tồn chức năng thận (YHHĐ)”
- Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số lâm sàng [11]
3.Kết quả nghiên cứu:
- Về đặc điểm bệnh nhân
- Tuổi
Tuổi
|
< 30
|
30 – 40
|
41 - 50
|
51 – 60
|
61 – 70
|
71 – 80
|
> 80
|
∑
|
n
|
2
|
3
|
4
|
8
|
6
|
3
|
4
|
30
|
%
|
7
|
10
|
13
|
27
|
20
|
10
|
13
|
100
|
-Bệnh kèm theo
Bệnh kèm theo
|
Số lượng (n = 30)
|
Tỷ lệ %
|
Có
|
28
|
93,34
|
Không
|
2
|
6,66
|
-Số đo huyết áp (JNC VII - 2003)
Phân loại huyết áp
|
Số lượng (n = 30)
|
Tỷ lệ %
|
Bình thường
|
4
|
13,33
|
Tiền tăng huyết áp
|
4
|
13,33
|
Tăng huyết áp độ I
|
10
|
33,34
|
Tăng huyết áp độ II
|
12
|
40
|
-Giai đoạn suy thận
Giai đoạn
|
Số lượng (n =30)
|
Tỷ lệ %
|
Độ I
|
4
|
13,33
|
Độ II
|
17
|
56,66
|
Độ IIIa
|
9
|
30,01
|
- Kết quả nghiên cứu lâm sàng và cận lâm sàng
-Kết quả thay đổi một số triệu chứng cơ năng sau điều trị
Chỉ tiêu theo dõi
|
Trước điều trị
|
Sau điều trị
|
P
|
Toàn trạng (sắc mặt, buồn nôn, Nôn, ăn ít, mệt mỏi, đoản hơi)
|
8,67 ± 4,01
|
5,33 ± 2,95
|
< 0,01
|
Đau (đau lưng, tứ chi đau nặng, mỏi lưng gối)
|
4,93 ± 3,93
|
2,67 ± 1,60
|
< 0,01
|
Lâm sàng theo dõi thứ yếu
|
4,87 ± 1,38
|
3,90 ± 1,38
|
< 0,01
|
Mạch
|
78,87 ± 6,83
|
77,83 ± 6,14
|
> 0,05
|
Số lượng nước tiểu 24h (lít)
|
1,42 ± 0,28
|
1,53 ± 0,49
|
< 0,05
|
-Kết quả thay đổi huyết áp trước và sau điều trị
Huyết áp (mmHg)
|
Trước điều trị (n=30)
|
Sau điều trị (n=30)
|
P
|
Tâm thu ± SD
|
147,67 ± 21,76
|
132,50 ± 13,31
|
< 0,01
|
Tâm trương ± SD
|
90,83 ± 12,93
|
82,17 ± 6,11
|
< 0,01
|
Trung bình ± SD
|
109,77 ± 14,77
|
98,94 ± 7,06
|
< 0,01
|
-Sự thay đổi về mức lọc cầu thận
Chỉ số GFR (ml/phút)
|
Trước điều trị (n=30)
|
Sau điều trị (n=30)
|
P
|
± SD
|
26,26 ± 12,32
|
33,51 ± 18,89
|
< 0,01
|
-Sự thay đổi về các chỉ số xét nghiệm sinh hoá máu
Chỉ số
|
Trước điều trị (n=30)
|
Sau điều trị (n=30)
|
P
|
Glucose (mmol/l) ± SD
|
5,72 ± 1,87
|
5,32 ± 1,36
|
> 0,05
|
Protein (g/l) ± SD
|
70,80 ± 13,49
|
69,52 ± 12,40
|
> 0,05
|
Albumin (g/l) ± SD
|
37,93 ± 5,85
|
39,25 ± 5,69
|
> 0,05
|
Cholesterol (mmol/l) ± SD
|
4,70 ± 1,24
|
4,93 ± 1,39
|
> 0,05
|
Triglycerid (mmol/l) ± SD
|
2,57 ± 1,28
|
2,52 ± 1,29
|
> 0,05
|
HDL – C (mmol/l) ± SD
|
1,41 ± 0,37
|
1,52 ± 0,35
|
> 0,05
|
LDL – C (mmol/l) ± SD
|
2,75 ± 0,60
|
2,11 ± 1,03
|
< 0,01
|
Na+(mmol/l) ± SD
|
145,74 ± 36,64
|
146,27 ± 36,54
|
> 0,05
|
K+(mmol/l) ± SD
|
4,48 ± 0,49
|
4,37 ± 0,53
|
> 0,05
|
Cl-(mmol/l) ± SD
|
102,81 ± 7,44
|
103,52 ± 7,62
|
> 0,05
|
Calci huyết(mmol/l) ± SD
|
2,11 ± 0,18
|
2,11 ± 0,26
|
> 0,05
|
AST (U/l) ± SD
|
36,35 ± 6,54
|
38,04 ± 14,49
|
> 0,05
|
ALT (U/l) ± SD
|
36,24 ± 18,25
|
36,86 ± 18,11
|
> 0,05
|
Bilirubil TP (µmol/l) ± SD
|
11,68 ± 5,90
|
11,15 ± 5,91
|
> 0,05
|
Bilirubil TT (µmol/l) ± SD
|
2,09 ± 0,75
|
2,13 ± 0,79
|
> 0,05
|
Bilirubil GT (µmol/l) ± SD
|
8,24 ± 3,38
|
7,91± 3,21
|
> 0,05
|
Ure(mmol/l) ± SD
|
13,77 ± 6,74
|
11,79 ± 6,08
|
< 0,05
|
Creatinin(µmol/l) ± SD
|
224,32 ± 98,23
|
190,84 ± 99,22
|
< 0,01
|
Acid uric(µmol/l) ± SD
|
476,59 ±170,04
|
454,08 ± 162,36
|
> 0,05
|
-Sự thay đổi về các chỉ số trong xét nghiệm công thức máu
Thành phần
|
Trước điều trị (n=30)
|
Sau điều trị (n=30)
|
P
|
Hồng cầu (T/l) ± SD
|
4,14 ± 0,54
|
4,06 ± 0,54
|
> 0,05
|
Bạch cầu (G/l) ± SD
|
7,21 ± 1,99
|
7,16 ± 2,56
|
> 0,05
|
Huyết sắc tố (g/l) ± SD
|
122,75 ± 31,28
|
121,02 ± 30,33
|
> 0,05
|
Hematocrit (l/l) ± SD
|
0,34 ± 0,06
|
0,34 ± 0,06
|
> 0,05
|
Tiểu cầu (G/l) ± SD
|
223,53 ± 79,01
|
216,36 ± 69,93
|
> 0,05
|
- Kết quả sau điều trị chung của “Thang thanh giáng trọc thang”
-Kết quả điều trị theo tiêu chuẩn chẩn đoán năm 1987 của Hội thận học Trung Quốc điều trị bảo tồn chức năng thận (YHHĐ)
Kết quả
|
Số lượng (n)
|
Tỷ lệ %
|
Hiệu quả rõ
|
11
|
36,67
|
Có hiệu quả
|
7
|
23,33
|
Ổn định
|
3
|
10
|
Không hiệu quả
|
9
|
30
|
-Đánh giá kết quả theo giai đoạn suy thận
Giai đoạn
suy thận
|
Trước điều trị
|
Sau điều trị
|
P
(χ2)
|
N
|
%
|
n
|
%
|
Bình thường
|
0
|
0
|
3
|
10
|
P<0,05
|
Độ I
|
4
|
13,3
|
8
|
26,7
|
P<0,05
|
Độ II
|
17
|
56,7
|
14
|
46,7
|
P<0,05
|
Độ IIIa
|
9
|
30
|
5
|
16,6
|
P<0,05
|
-Liên quan giữa kết quả điều trị với giai đoạn bệnh
Giai đoạn
suy thận
|
Hiệu quả rõ
(n = 11)
|
Có
hiệu quả
(n = 7)
|
Ổn định
(n = 3)
|
Không
hiệu quả
(n = 9)
|
n
|
%
|
n
|
%
|
n
|
%
|
n
|
%
|
Độ I (n = 4)
|
2
|
6,66
|
1
|
3,33
|
0
|
0
|
1
|
3,33
|
Độ II (n = 17)
|
8
|
26,66
|
4
|
13,33
|
3
|
10
|
6
|
20
|
Độ IIIa (n = 9)
|
1
|
3,33
|
2
|
6,66
|
0
|
0
|
2
|
6,66
|
Tổng số
|
11
|
36,7
|
7
|
23,3
|
3
|
10
|
9
|
30
|
- Theo dõi tác dụng không mong muốn
Không gây tác dụng không mong muốn trên lâm sàng.
4.Bàn luận về hiệu quả điều trị dựa trên so sánh trước và sau điều trị
“Kết quả điều trị theo tiêu chuẩn chẩn đoán năm 1987, 2002 của Hội Thận học Trung Quốc trong điều trị bảo tồn chức năng thận (YHHĐ)”[11]
Kết quả sau điều trị 30 ngày bằng bài thuốc “Thăng thanh giáng trọc thang” trên các bệnh nhân CRF cho thấy tỷ lệ bệnh nhân đạt hiệu quả rõ là 36,67%, có hiệu quả là 23,33%, ổn định là 10% và không hiệu quả là 30%. Tổng số bệnh nhân có hiệu quả điều trị là 21 chiếm 70%.
-Đánh giá kết quả theo giai đoạn suy thận [11]
Sau điều trị bằng thuốc “thăng thanh giáng trọc thang”, có 3BN trở về bình thường chiếm tỷ lệ 10%, sự khác biệt này so với trước điều trị có ý nghĩa thống kê với P<0,05. Tỷ lệ bệnh nhân suy thận giai đoạn I sau điều trị tăng lên 26,7% so với trước điều trị là 13,3%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P< 0,05. Tỷ lệ bệnh nhân suy thận giai đoạn II sau điều trị giảm đi là 46,7% so với trước điều trị là 56,7%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P< 0,05. Tỷ lệ bệnh nhân suy thận giai đoạn III sau điều trị giảm đi là,16,6% so với trước điều trị là 30%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P< 0,05.
Trong nghiên cứu 30 bệnh nhân CRF được điều trị bằng “Thăng thanh giáng trọc thang” đã có 11/30 BN chuyển độ suy thận theo xu thế nghịch đảo tức là chuyển độ từ nặng sang nhẹ hơn, thậm chí có 2 BN từ độ II và IIIa trở về bình thường. Đây là kết quả điều trị lý tưởng cho bệnh nhân CRF, kết quả này đã khác với định nghĩa về suy thận mạn là “tổn thương không hồi phục”, kết quả nghiên cứu này của chúng tôi là điều mà sẽ còn nhiều bàn cãi.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, hiệu quả sau điều trị của bài thuốc “Thăng thanh giáng trọc thang” trên các bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn II đạt hiệu quả tốt chiếm tỷ lệ khá lớn 40%, hiệu quả ở nhóm suy thận độ I cũng đạt tốt chiếm 10%, điều này chứng tỏ bài thuốc “Thăng thanh giáng trọc thang” có hiệu quả khá rõ trên nhóm bệnh nhân suy thận độ I và độ II. Đồng thời kết quả này cũng khẳng định, nếu suy thận được phát hiện sớm và điều trị kịp thời (đặc biệt là ngay giai đoạn đầu của bệnh) thì hiệu quả điều trị là rất khả quan.
Kết quả cải thiện tăng mức lọc cầu thận, đã giải thích sự gia tăng lượng nước tiểu, sự giảm ure, creatinin máu ở các bệnh nhân suy thận được sử dụng “Thăng thanh giáng trọc thang” trong nghiên cứu. Điều này đã chứng tỏ “Thăng thanh giáng trọc thang” có tác dụng điều trị CRF.
-Tác dụng không mong muốn
Trong quá trình nghiên cứu, không có bệnh nhân nào có biểu hiện sẩn ngứa, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn sau khi dùng “Thăng thanh giáng trọc thang”, hoặc than phiền về mùi vị của thuốc.
5. Kết Luận
Bài thuốc “Thăng thanh giáng trọc thang” có tác dụng điều trị suy thận mạn( làm giảm ure, creatinin và tăng mức lọc cầu thận chiếm (P<0,05), đạt hiệu quả tốt, có hiệu quả và ổn định là 70% bệnh nhân trong nghiên cứu, không gây tác dụng không mong muốn trên lâm sàng.